Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Minh Sư Là Địa Vị Cô Đơn Nhất, Phần 7/11

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Cô tổ chức một bữa tiệc trà và bánh (thuần chay). Mời họ đến và xem băng hình [của tôi]. Rồi thì mọi người sẽ hỏi đó là ai. Cô nói: “Ồ, đó là Thầy tôi, Thầy dạy thiền của tôi”. Chấm hết. Rất dễ. Phải không? Hay “Ồ, Ngài ấy dạy một số phương pháp thiền, và nó giúp ích cho đời tôi, và nó rất dễ, mọi người đều có thể học được, ngay cả trẻ em cũng học được”. Đại khái vậy. Và khi họ thích, họ sẽ hỏi thêm. Sau đó cô nói: “Nó sẽ mang lại sự bình an cho đời bạn và nhiều lòng nhân ái hơn hoặc nhiều trí huệ hơn, thông minh hơn và làm việc hiệu quả hơn”, đại khái vậy. Rất dễ. Và rồi một khi họ hỏi thêm, cô đưa cho họ sách, vài cuộn băng và nói: “Này, bạn có muốn đến nữa không, và bất cứ gì bạn muốn, bạn cứ hỏi tôi”, rồi được, nếu họ sẵn sàng, thì báo cáo với chúng tôi, và sau đó chúng tôi sẽ gửi ai đó đến để truyền Tâm Ấn. Rất dễ. […]

Tôi đã cố gắng hết sức rồi, và đã giảng pháp nhiều lần ở Mỹ, nhưng đâu có nhiều người ở lại, và... Vậy hãy để họ đi Ấn Độ, để họ leo lên Hy Mã Lạp Sơn, rồi họ sẽ biết trân quý hơn. Chứ ở đó tôi “nấu” rồi đưa cho họ, họ không ăn. Cô muốn tôi làm gì? Tự “quảng cáo” trên đường phố sao? (Dạ không, không, không.) Bây giờ rất khó khăn. Cô xem, tôi chỉ có thể cố hết sức thôi. Mặt khác, người ta cũng phải [tự] đi nữa. Tôi không thể kiếm tất cả công đức cho họ, rồi họ chẳng có gì cả. Như thế này, dù tôi có đưa cho họ, thì họ cũng không tiêu hóa được. Những người muốn có, thì bất kể giá nào họ cũng trả. Người không muốn thì dù mình làm nhiều thứ, thì vẫn khó khăn. Nhưng biết không? Tôi cũng không quan tâm là có quá nhiều người phương Tây nữa; nếu có thì có. Nhìn (phong trào) Hare Krishna xem và gì nữa… họ có rất nhiều người phương Tây, nhưng thế thì sao?!

Những người đến với tôi như anh, như cô, như quý vị, đều là những người đẳng cấp cao, và tôi hãnh diện dù có một số ít như vậy. Mình biết nhận được gì và cảm kích những gì mình giữ. Thấy không? Tôi nghĩ như vậy tốt hơn. Thật tình tôi không lo là không có nhiều người phương Tây. Tôi không phải là không từ bi, ngăn không cho người ta được nó. Tôi đã cố gắng hết sức. Tôi thuyết giảng rất nhiều khắp nơi, nhiều hơn các đạo sư khác từng giảng. Và tôi đã tự bỏ tiền túi ra mua nhiều Trung tâm (thiền). Tôi không đòi hỏi gì, vậy mà họ vẫn không đến. Không giống như hồi trước – tôi không có Trung tâm nào cả và chúng tôi không có chỗ ở, không có nhà. Trung tâm này quá đẹp. Mọi thứ đều được chuẩn bị cho họ. Đồ ăn (thuần chay) được nấu cho họ và tất cả người Âu Lạc (Việt Nam) và người Hoa đều hiếu khách hơn bất kỳ nhà hàng nào trên toàn thế giới. Đừng nói gì thêm nữa. Thật vậy! Tôi nghĩ họ thích nấu ăn cho người phương Tây. Bất kỳ người phương Tây nào đến, họ đều đối xử như vua chúa. (Dạ.) Đúng vậy! Tôi biết điều đó bởi vì người (phương Tây) rất cảm kích.

Tôi rất thích người phương Tây đến. Cho nên tôi mới đến phương Tây. Tôi không cố ý đến đó để có thêm người Âu Lạc (Việt Nam). Trong buổi giảng đầu tiên, chúng tôi đâu có quảng cáo trên [báo] Âu Lạc (Việt Nam). Họ tự tìm ra, rồi họ đến. Tôi đã quảng cáo tất cả bằng tiếng Anh. Tôi chỉ nói chuyện với người Mỹ thôi. (Con còn nhớ Sư Phụ đã ngạc nhiên thế nào khi thấy người Âu Lạc [Việt Nam] đến với Sư Phụ.) Phải. (Sư Phụ hoàn toàn không nghĩ tới chút nào.) Không, vì chúng tôi không có quảng cáo trên báo của họ. (Dạ.) Tôi thậm chí còn không biết lúc đó họ sống ở đâu. Tôi biết vài người trong số họ ở Mỹ, nhưng tôi không biết [ở đâu]. Thật sự không biết gì cả. Thời điểm đó, tôi không biết về thế giới nhiều như bây giờ. Tôi làm việc nhiều hơn về vấn đề người tị nạn và những thứ tương tự. Tôi không biết bất kỳ người châu Á nào ngoại trừ một số người Hoa ở đây. Nên, tôi không cố ý, nhưng thấy đó, như Thượng Đế muốn, tất cả những người châu Á này đã đến, và một số người Mỹ đã đến, và rồi họ bỏ đi.

Phải không? (Ngay cả khi Sư Phụ đến Berlin, có rất nhiều người phương Tây đến.) Phải, phải, phải. (Và có khoảng, con nghĩ đã có hàng trăm hoặc 200 người Tâm Ấn.) Đó là một phản hồi tốt. Phải. (Nhưng rồi khi họ thấy những gì họ phải làm, họ phải ngồi [thiền] hai tiếng rưỡi, và không được uống rượu... Thì họ nói: “Ồ không, không tốt cho tôi”.) Phải, phải, phải. (Cho nên, liên lạc viên của chúng con cũng có nói với con những điều rằng người phương Tây kỳ vọng rất nhiều khi họ đến, và họ nghĩ điều đó là tốt nhưng...) Họ không muốn bỏ ra công sức. (Dạ. Đúng vậy ạ.)

Có chật quá không? Cô có thể ngồi trên ghế. (Con không muốn làm gì cả.) Không, không. Tôi thấy ở đây họ chen chúc quá. Hãy thư giãn. Để chân cô... (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Đến, đến đây. Lại đây. Biết không, bếp của tôi rất nhỏ. Không. Của quý vị, cứ duỗi [chân] ra. Lên, lên thêm nữa để mấy người ở đằng sau có thể duỗi chân. Phải. Tôi hiểu người phương Tây. Người nghiêm túc thì họ có thể làm được, bằng không, thì họ không cảm thấy sẵn sàng hy sinh bất cứ gì cho bất cứ gì hết. (Dạ đúng vậy. Chúng con nói, khi họ sẵn sàng thì họ sẽ đến. Mình không thể bắt họ làm được. Họ không có nhân duyên.) Phải, phải. Đúng. Đúng vậy.

Cứ để họ đi và tụng theo cách của họ tới điểm nào đó. Phải, đó là đẳng cấp của họ. Để họ tụng cả đời này. Có lẽ kiếp sau, họ sẽ đến và nghiêm túc tu hành. Vì họ biết chẳng có gì giúp được, chẳng hạn như thế. Tôi có thể như vậy đó. Tôi là một tu sĩ Phật giáo ở đây, và tất cả Phật tử sẽ thuộc về tôi. Nếu làm theo truyền thống mỗi ngày thì tôi sẽ có rất nhiều đệ tử. Nhưng rồi tôi sẽ không có thời giờ dành cho quý vị nữa. Tôi sẽ bận rộn vùi đầu vào các nghi lễ và nghi thức, và giờ nào làm gì mỗi ngày, rồi lễ Quán Thế Âm Bồ Tát, rồi sinh nhật, rồi ngày giỗ, rồi sau đó là gì nữa? Rất nhiều lễ Phật đản quanh năm. Tôi sẽ bận rộn tụng niệm tất cả danh hiệu của các Ngài, và rồi quý vị sẽ bận rộn đứng xung quanh nghe. Không có thời gian cho câu hỏi. Không có thời gian để quán chiếu và tìm hiểu nội tâm thực sự. Hiểu ý tôi chứ?

Ừ. Muốn có nhiều đệ tử cũng dễ thôi. Có thấy tại sao họ cũng đổ xô theo Phật giáo Tây Tạng không? Tại vì ở đó cũng tụng kinh. Muốn làm gì cũng được. Tụng, cũng được. Không tụng, cũng được. Và nếu học thuộc lòng một vài câu tụng, chà, họ sẽ cảm thấy hãnh diện. Vì rồi có thể tụng kinh bằng tiếng Tây Tạng; mọi người cùng nhau tụng. Ôi chao. Trông hoành tráng. Trông hùng mạnh và dễ dàng, trông như mình thực sự tu tập gì đó. Vậy, làm sao tôi thu hút được kiểu đám đông này?

(Thưa Sư Phụ, khi họ nói điều gì đó về Ngài hoặc với chúng con để mà chúng con có thể dùng câu nói đó: “Khi đệ tử sẵn sàng, Sư Phụ sẽ xuất hiện”.) Ờ, cũng vậy. (Vì vậy, con nghĩ Ngài không cần phải quảng cáo và thu hút người ta. Nếu họ sẽ được Ngài thu hút, con người làm những điều nhỏ nhặt buồn cười và họ tìm Thầy của mình bằng những cách thực sự phức tạp, và họ sẽ làm.) Ngoài ra, hiện nay chúng tôi đã in rất nhiều sách biếu bằng tiếng Anh. Và đồng tu phân phát cho ai muốn lấy thì lấy. Nên nếu họ đọc, và cho dù họ không hiểu và không bị thu hút, thì chỉ là... (Dạ đúng. Đáng tiếc.) đáng tiếc. Tôi không thể ở bất cứ đâu.

(Không chỉ thế thôi. Đó không phải là vấn đề về con số hay khuôn mặt, chủng tộc hay văn hóa, hay bất cứ gì hết. Nhưng đó là những người thực sự khát khao khi Sư Phụ vừa nói chuyện với họ hay gì đó, họ có cơ hội được gặp Sư Phụ và nhận được Gia Trì của Ngài, bởi vì nhiều người nhận được Gia Trì qua chúng con, họ rất thích, và đối với họ, những gì chúng con có, họ cảm nhận được tất cả. Những đệ tử mới, có lẽ họ chưa gặp được Sư Phụ vì không có cơ hội du hành. Họ nghe những gì chúng con đã thể nghiệm, những gì chúng con đã học được, và tất cả những điều tuyệt diệu này mà chúng con đã trải qua và họ đạt được rất nhiều điều nhờ đó. Nhưng nếu chúng con rời đi, thì họ sẽ không có cơ hội để bước vào pháp thiền đó.) Thế thì tại sao quý vị lại rời đi? Hãy ở lại đó. (Bởi vì con thật sự cần sạc lại năng lượng để làm việc. Nhưng Ngài biết đấy, đó là ...) Không. Quý vị cứ thường xuyên quay lại đó. (Miễn là có một người phương Tây ở lại và có thể giúp việc đó.) Được rồi. Nhìn đây. Sự hiện diện của quý vị ở phương Tây cũng cần thiết. Quý vị chỉ cần ở yên tại chỗ và... (Thỉnh thoảng chúng con đến đây nạp lại năng lượng và sau đó...) Ờ. Được mà.

Tôi nghĩ khi một sứ giả đến đó, quý vị luôn ở đó, giải thích và giúp đỡ, và đó là tự động – dù sao thì quý vị cũng đồng tổ chức, vậy tại sao… Không, cô không thể ở đó? Ồ, được. Được rồi. Ý cô là tôi nên chỉ định và nói như vậy? Ờ. Được. Có thể làm như vậy. Không vấn đề gì. (Tất cả chúng con sẽ làm việc cùng nhau khi chúng ta muốn có buổi Tâm Ấn.) Chắc chắn rồi. Nhưng tôi thậm chí không biết quý vị có mặt ở nơi nào hoặc đang ở đâu. (Luôn luôn. Bất cứ khi nào có việc gì đó, chúng con cố gắng có mặt ở đó.) Được. Tại sao không? Được rồi. Lần sau, nếu có buổi truyền Tâm Ấn, thì hãy sẵn sàng ở đó. Được không? Tôi sẽ nói với họ. Được chứ? Việc này gọi là gì? Đồng… (Đồng-tổ chức.) (Đồng-tâm Ấn.) Coconut (Đồng-dừa)? Được. Chúng ta có thể. (Không cần tên gọi bằng tiếng Anh. Chỉ cần bằng tiếng Hoa.) Được. Không sao.

Vậy thì, lần tới, nếu tôi cử ai đó đi truyền Tâm Ấn, tôi sẽ bảo họ đi tìm quý vị, hay là sao? Họ có biết quý vị ở đâu không? (Dạ biết. Trong sách. Trong bản tin hay trong sách, nó ở phía sau.) Trong sách, bản tin? (Dạ. Liên lạc viên ở New York.) Có tên anh ấy hả? (Con chưa bao giờ dùng tên mình.) Không sao. (Bây giờ cô ấy không ở đó nữa. Mà ở Guatemala.) Vậy là bây giờ có người khác ở đó. Hiểu rồi, được rồi, vậy anh có thể... (Nhưng mọi người đều biết cô ấy.) Anh có thể làm liên lạc viên ở New York. Anh chưa bao giờ tình nguyện làm gì. (Anh không phải là liên lạc viên ở New York? Anh là liên lạc viên Hoa kỳ ở New York, phải không?) Anh ấy không phải. (Con sẽ làm việc này, nhưng con không bao giờ biết mình có ở đó quá hai tháng không.) Đúng vậy. Ngoài ra, làm sao chúng tôi biết rằng anh sẽ ở đó? (Chúng ta sẽ không bao giờ biết. Không bao giờ biết.) Tốt quá nhỉ. (Nhưng mọi chuyện đã được sắp xếp rất tốt tại vì cô ấy luôn ở đó. Và tên cô ấy trong đó, và các cuộc gọi [điện thoại] sẽ đến. Và con ở đó, nên con gọi cho họ.) Thế thì anh đến lúc nào thì đến. Tuyệt quá. Rất đáng tin cậy há. Anh xin một chức vị, rồi anh giới thiệu một hồn ma. Buồn cười quá.

(Thưa Sư Phụ, những người mà Ngài đã truyền Tâm Ấn và họ gần như không hành thiền, về lâu dài điều gì xảy ra với họ? [Liệu] họ vẫn được giải thoát không?) Ai? (Những người đã được truyền Tâm Ấn rồi rớt, không tu hành.) Họ phải quay lại làm việc của họ. (Làm bài tập về nhà của họ.) Làm bài tập về nhà của họ. Họ đã chọn rồi. Hiểu không? Trừ khi vào giây phút cuối cùng hoặc trong đời họ, họ bị quả báo và đủ loại nghiệp chướng tới với họ, đánh cho họ bầm dập đến nỗi họ chuyển tâm, và cầu Sư Phụ bên trong giúp đỡ, rồi quay trở lại với đời sống tâm linh. Hoặc vào giây phút cuối đời, họ thật sự 100%, nhất tâm, thành tâm muốn giải thoát chính mình thì Minh Sư đến đón họ. Còn không, những người rớt như vậy thường bị xã hội cám dỗ rồi quay lại thói quen cũ và gây nghiệp thậm chí còn nặng hơn trước. Và họ thậm chí không nghĩ đến Sư Phụ hay bất kỳ lời cầu nào, hay những điều tương tự. Vì vậy, nếu họ không cầu, thì rất khó giúp đỡ. Nhất là nếu họ muốn tự chìm trong biển khổ thì đó là ý chí tự do của họ. Quý vị hiểu ý tôi không?

Minh Sư có nhiệm vụ đưa con người tới bờ giải thoát nhưng con người cũng có ý chí tự do. Ý chí đó không bao giờ được xen vào. Ngay cả Thượng Đế cũng không xen vào ý chí tự do của con người. Và chính ý chí tự do đã gây cho chúng ta rất nhiều rắc rối. Cho nên, nếu không kiểm soát ý chí tự do của mình, chúng ta sẽ luôn gặp rắc rối và Minh Sư (chỉ có thể) đứng bên cạnh chờ thôi. (Dạ vâng.) Phải. Bởi vì ý chí tự do là đặc quyền nhất, là món quà cao quý nhất mà con người có được. Và không ai nên xen vào đó. Chúng ta có thể lý luận, có thể nói: “Nhìn đây, bạn quay lại, sẽ tốt hơn cho bạn”. Nhưng nếu họ chọn rớt, thì phải để yên như vậy thôi. Quý vị hiểu ý tôi không? Và họ có thể quay lại một lần, hai lần, cho đến khi họ chán; tới khi họ thật sự muốn về Nhà trở lại, lúc đó một Minh Sư khác sẽ đến. Cùng Lực Lượng, khác trang phục, và rồi họ sẽ được cứu.

Đừng lo về điều đó. Những người đó không bao giờ bị mất kết nối. Đừng lo. Họ không bao giờ thực sự mất kết nối với Minh Sư. Các Ngài luôn trông chừng họ. Chỉ để cho họ rong chơi một thời gian. Nếu họ thực sự không thể làm được thì tại sao lại ép họ? Dù sao thì Minh Sư cũng biết. Bất cứ nơi nào họ chạy đi, họ có thể chạy đi đâu trong toàn cõi Vũ Trụ? Nên Minh Sư [vẫn] chăm sóc [họ]. Vì vậy, họ không thể chạy trốn. Như một (người-thân-)chó có khi chạy trốn khỏi người chăm sóc, nhưng cái dây xích rất dài, nên chú chạy lung tung và tưởng mình đã được tự do. Rất nhanh. Hiểu không?

(Thưa Sư Phụ, cho con hỏi về một đồng tu, con xin nói rằng, từ khi [anh ta] thọ pháp hai năm rưỡi về trước. Cách đây vài tháng, anh ấy bắt đầu ăn thịt [người-thân-động vật]. Thật khó khăn. Con… ý con là ngay cả khi con nhìn, nó cũng làm con khó chịu. Nhưng con xin hỏi Ngài: Làm thế nào mà sau một thời gian dài như vậy mà anh ấy đã chọn...) Sau cái gì? (Sau hai năm rưỡi tu hành, nó trở thành như thế nào, ý con là, căn bản của Pháp Môn này là lòng từ bi đối với vạn vật, thậm chí [người-thân-động vật] chúng con quan tâm…) Anh ta có một Minh Sư khác hay sao? Hay là cùng? (Dạ không, anh ấy là một người rất hiền hòa, rất chân thành, nhưng hiện giờ cha mẹ anh ấy từ Trung Quốc sang thăm, và họ dường như có ảnh hưởng xấu đến...) (Anh ấy đã đi ăn thịt [người-thân-động vật].) Ừ, nhưng ai? (Anh ấy tu Pháp Môn Quán Âm…) Đồng tu của chúng ta? (Dạ.) Một số người rớt sau hai ngày. Vậy thì, sau hai năm, đó là lâu lắm rồi. (Dạ.) Có lẽ anh ta đã đấu tranh suốt hai năm qua. Có lẽ anh ta chưa bao giờ thật sự muốn Tâm Ấn hoặc ăn thuần chay, nhưng anh ta đã ráng. (Dạ.) Và rồi anh ta nghĩ anh có thể làm được, nhưng đã không thể. Không sao đâu. (Anh ấy thiếu cộng tu.) Anh ta phải học lại. Có lẽ anh ta sẽ quay trở lại. Quý vị không bao giờ biết. Một số người làm như vậy đó.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (7/11)
1
2024-06-26
4539 Lượt Xem
2
2024-06-27
3705 Lượt Xem
3
2024-07-06
2972 Lượt Xem
4
2024-07-07
2821 Lượt Xem
5
2024-07-08
2613 Lượt Xem
6
2024-07-09
2401 Lượt Xem
7
2024-07-10
2455 Lượt Xem
8
2024-07-11
2413 Lượt Xem
9
2024-07-12
2201 Lượt Xem
10
2024-07-13
2174 Lượt Xem
11
2024-07-14
2602 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android