Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Minh Sư Là Địa Vị Cô Đơn Nhất, Phần 6/11

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Có câu hỏi nào mới không? Quý vị có câu hỏi nào không? Không hả? Thật à? Không có? Người Úc là những người con rất khai ngộ. (Thưa Sư Phụ, con đến hôm thứ Hai, và con bị đau bụng trên máy bay, rồi đến đây muộn vào tối thứ Hai, và khi con đi thiền, Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại)… mọi thứ đều biến mất, Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại) đã biến mất và chưa trở lại. Con không biết chuyện gì đã xảy ra.) Cái gì chưa trở lại? (Dạ Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại).) Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại) chưa trở lại? (Dạ không có đó.) Không sao. Ngày mai, tôi nghĩ có buổi truyền Tâm Ấn. Ai cảm thấy mình bị nhỡ phần đầu hay là quên thì có thể cùng nhau ngồi ở đó. Có viết [thông báo] trên bảng hay chưa? (Dạ có, thưa Sư Phụ. Có, vào lúc hai giờ [chiều].) Hôm nay? (Con nghĩ vậy. Con chưa nghe...) Ồ, được rồi. Đáng lẽ truyền Tâm Ấn lúc bốn giờ [chiều]. Có lẽ người đó đến muộn hay gì đó. Quý vị cũng phải tự kiểm tra. Vì chúng ta ăn thuần chay. Nhé? Chín giờ sáng mai. Có lẽ... Luôn luôn tìm thông báo. Có thông báo thì an toàn hơn.

[Anh] bị đau bụng trên máy bay hả? (Thật ra, con bị ngộ độc thực phẩm từ đồ ăn được phục vụ. Sau đó, con đến đây muộn vào tối thứ Hai và gặp bác sĩ ở đây, và từ đó trở đi khi con thiền; Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại) biến mất.) Ồ, vậy à? (Dạ con không nghe gì hết.) Ồ, thật sao? (Con nói chuyện này với một cô xuất gia, và cô ấy nói: “Hãy cầu nguyện Sư Phụ để...” Cho nên con đã cầu nguyện.) Được rồi, nó sẽ trở lại. Đừng lo, nhé? Anh đã gặp bác sĩ nào? (Dạ con không biết. Vị nào đó mà tối thứ Hai Sư Phụ đã đưa đến.) Ồ, người phụ nữ đó à? (Dạ là người nam.) Người nam. (Con không biết ạ.) Anh ấy có hói đầu không? Hơi hói? (Dạ không, không, không.) Thấp người? Gầy hay mập? (Dạ gầy.) Ồ, vậy là... (Nhưng anh ấy không thấp, nhưng có lẽ anh ấy...) Ồ, hơi cao một chút. (Dạ.) Và hơi gầy. (Dạ phải.) Ờ, hiểu rồi. Đó là bác sĩ thật. (Dạ.) (Hoặc nha sĩ.) Hả? (Hoặc nha sĩ. Họ nói Sư Phụ đã gọi anh ấy từ thành phố tới.) Vậy thì không phải. Vậy không phải người trong đây. Không phải người thường trú. (Con không nghĩ vậy.) Có phải là bác sĩ mát xa? Mát xa? (Dạ không.)

Thứ Hai có một bác sĩ. Có người đã cử anh ấy đến. Họ nói họ không cử bác sĩ đến đây khi không thực sự khẩn cấp lắm. Trong trường hợp khẩn cấp, chúng tôi luôn đưa họ đến bệnh viện gần đó. Còn người đàn ông bị gãy...? (Dạ, không. Anh ấy đang [làm việc] thong thả.) Bây giờ ổn rồi? Anh ấy đang làm việc? (Dạ bây giờ anh ấy đang làm việc.) (Dạ.) Ồ, rất xin lỗi, tôi sẽ tìm xem bác sĩ nào ở đây. Để “trả thù” cho anh. Tôi nghĩ (Âm Thanh Thiên Đàng nội tại) sẽ trở lại, đừng lo lắng về điều đó. Anh đã làm gì? Anh ấy đã làm gì anh? (Ồ. Anh ấy chỉ đưa cho con vài viên thuốc.) Chỉ vậy thôi? (Dạ.) Và anh thấy khỏe hơn chưa? Thân thể? (Dạ khỏe, sau một, hai ngày.)

Chuyện gì đã xảy ra cho anh? Anh bị ngộ độc hay gì đó? (Dạ thức ăn.) Ngộ độc thức ăn? (Dạ, trên máy bay. Do đồ ăn chay đặc biệt. Và bụng con cứ bị đau quặn, người gập lại.) Ồ, vậy à? Chắc hẳn là có trứng hay gì đó trong đồ ăn rồi. (Con không bị bệnh, chỉ là...) Tôi hiểu. Ôi, kinh khủng! Ờ. Nhiều khi, thức ăn trên máy bay không đủ vệ sinh hoặc không tinh khiết lắm. Có thể họ đã bỏ một chút trứng vào mà không biết. (Anh có thể gọi món salad.) Phải, quý vị có thể nói, nhưng đôi khi quý vị quên nói. (Dạ, đây là thức ăn đặc biệt vì họ biết chúng con ăn chay (thuần chay) này nọ.) Trứng là thức ăn “đặc biệt” hả?

A-lô. Có lẽ họ sẽ ăn lúc bốn giờ [chiều]? Hay là lúc sáu, bảy giờ [chiều]? Họ có buổi cộng tu vào lúc 6 giờ [chiều], phải không? Vậy thì chúng ta sẽ kiểm tra có bao nhiêu người trước. Ai muốn nghe có thể nghe thêm một lần nữa. Có thể để họ ngồi ở đây. Ờ. Ờ. Thật sao? Ồ. Có được hay không? Chỉ định một người để giải thích cụ thể cho họ mỗi ngày. Người nào đó hiểu tiếng Anh. Tìm cô ấy cùng lúc, được chứ? Ừ. Tìm người thông dịch cho họ. Còn không thì đi đâu? Có ồn ào không? Được rồi, được rồi. Quý vị cứ sắp xếp trước. Làm việc đó cho họ mỗi ngày nếu có thể. Được không? Như vậy sẽ thuận tiện cho họ. Mấy người nước ngoài đang ở trong tình cảnh đáng thương. Được rồi. Ờ, ờ. Vậy hôm nay khoảng sáu giờ [chiều], họ sẽ hướng dẫn cho đến tám giờ [tối]. Ai cần đi nghe lại một lần nữa bằng tiếng Anh thì liên lạc với người ở dưới kia nhé.

Quý vị phải chắc chắn quý vị muốn gì. (Nhưng con rất vui nếu được ở bên Sư Phụ và được Ngài huấn luyện. Nhưng, để ở đây, khi Ngài ở một nơi nào khác... để được huấn luyện ở đây, con nghĩ con sẽ “chết” mất.) Tôi cũng thích có thêm hương vị, chứ không chỉ công thức thôi. Đó là biết bí quyết và sự quen thuộc. Người có tài thì khó [kiếm] lắm; và anh rất có tài năng, nhưng anh lại rất thiếu kiên nhẫn. Dĩ nhiên, tôi có thể dùng anh; nếu tôi là một đạo sư chính trị và rất có tổ chức như thế, tôi có thể dùng tất cả quý vị. Tôi đánh máy lời hướng dẫn: “Đây, quý vị trở thành ủy viên”, và bây giờ ai cũng có thể làm. Nhưng rồi sẽ trở thành cái gì? Bây giờ tôi không thể hình dung được. Sao anh không ở lại với tôi một thời gian, rồi chúng ta sẽ nói chuyện sau. Được không? Đừng đến vào giờ cao điểm như vậy rồi nói: “Thưa Sư Phụ, con có một tuần dành cho Ngài. Bây giờ, xin huấn luyện con, nếu không con sẽ chết”. Đây không phải là chuyện luân hồi sinh tử.

Tôi biết anh là người phương Tây và tôi biết anh được lắm, nhưng tôi không biết anh có chịu nổi sự gian khổ hay không. (Dẫu sao, con cảm thấy như thể con vẫn gặp gian khổ.) Ồ, vậy à. (Dạ.) Nhưng anh biết ý tôi muốn nói gì. Ngay cả vậy, chúng ta vẫn phải hy sinh rất nhiều. Anh phải thiền nhiều hơn bình thường. Để trở thành Sứ giả Quán Âm, quý vị thiền từ bốn đến sáu giờ mỗi ngày, (Ồ.) và không vớ vẩn. Ờ.

(Dạ xin lỗi, đó là câu hỏi của con. Sư Phụ cảm thấy chúng con thật sự phải nên thiền như thế nào khi tiếp tục được huấn luyện, kiểu như năm này qua năm khác? Bởi vì con cảm thấy hai tiếng rưỡi...) Ý anh là anh cũng thiền nhiều hơn hả? (Dạ.) Dĩ nhiên, đúng, [thiền] càng nhiều càng tốt cho anh. (Dạ đúng.) Nhưng tôi không thể ép ai cả. (Vậy xin Sư Phụ nói mức tối thiểu mà chúng con nên cố gắng đạt được là bao nhiêu?) Bao nhiêu cũng được. Tôi có bao giờ viết ra và nói cấm đâu, thêm nữa tiếng nữa. (Dạ không.) (Không nổi!) Không, [thiền] càng nhiều, càng tốt cho quý vị. (Mười sáu năm.) Giống như tiền. Càng kiếm nhiều hơn, càng tốt cho anh. Anh có thể kiếm được gì?

Hả? (Sư Phụ nói chúng con có thể ở lại đây?) Chắc chắn rồi. (Và tu học thêm.) Ừ. (Nhưng...) Khi tôi không ở đây, phải không? (Dạ không phải. Con muốn đi gặp cha mẹ con. Hai năm nay con chưa gặp họ, và 18 năm qua, con không có ở chung với họ. 18 năm qua con gặp họ tổng cộng là một năm. Và con cảm thấy họ già đi và...) Vậy anh muốn tôi làm gì bây giờ? Anh muốn gì? (Ồ, con xin hỏi, nếu bây giờ con về và nếu có thể thì con sẽ trở lại sau được không ạ?) Được, không vấn đề gì. Ngoài ra, dù anh ở lại đây, anh cũng có thể về thăm cha mẹ anh. Anh đâu phải là tù nhân ở đây. (Dạ không.) Hãy đi thăm gia đình anh bất cứ lúc nào anh muốn. Tất cả người xuất gia ở đây đều thỉnh thoảng về thăm gia đình họ. Và khi họ có tang lễ hay gì đó, nhiều người xuất gia cũng đi cùng họ, (Con cũng muốn vậy.) nếu không quá xa. Đi thiền cho họ, chúng tôi gửi tiền, hoa [phúng điếu] và đủ thứ. Xem đó, tôi rất thực tế. Vậy bây giờ sao? Anh muốn đi lúc nào cũng được. Được chưa? (Dạ con muốn gặp họ.)

Những người (thường trú) ở đây… Tôi không có ý nói anh không được đi đâu cả. Nhưng ý tôi là anh phải chắc chắn tận tâm với công việc. Hiểu ý tôi không? Như đời sống của một người xuất gia. Và dĩ nhiên, họ cũng đi đâu đó. Tôi gửi họ tới Mỹ, châu Âu, bất cứ nơi nào. Có khi họ tình nguyện đi, hoặc có khi tôi nói người này đến đó vì anh ấy nói tiếng Anh giỏi hơn hoặc có nhân duyên hơn, những điều như vậy. Hiểu không? Chứ không phải là anh ở lại đây mãi mãi, chắc chắn là không. Nhưng ý tôi là anh phải tận tâm. Anh hiểu ý tôi không? Và đây là nhà anh hoặc căn cứ của tôi ở đâu thì đó là nhà anh, tương tự vậy. Không phải là anh đến đây vài ngày, rồi về nhà đi kiếm tiền và rồi... Anh cũng có thể làm vậy, nhưng rồi, tôi không biết liệu... (Điều đó cũng khó, muốn có trách nhiệm hay là muốn tự lập, để có thể giúp đỡ mà vẫn làm việc và đến đây này nọ.) Đúng, đúng rồi. Ờ, tôi sẽ nghĩ về điều đó.

Quý vị ở lại làm khách, hay ở lại làm thường trú, nó khác nhau. Quý vị có hiểu ý tôi không? (Dạ hiểu.) Không phải vì tôi ở đây nên quý vị nói: “Dĩ nhiên, con ở lại”, ai cũng nói thế. Nhưng tất cả người xuất gia ở đây, họ vẫn ở lại bất chấp mọi khó khăn. Có khi cả năm tôi không đến đây, mà họ vẫn ở lại. Nhưng sau một thời gian, họ đã quen và không muốn rời đi. Dĩ nhiên, họ sẽ đi ra ngoài và truyền Tâm Ấn cho người ta rồi trở lại để nạp lại năng lượng cho mình. Mọi người đều đi sáu tháng. Một thời gian lâu. Và sau sáu tháng, họ được quyền nghỉ ngơi. Chỉ [trong] trường hợp khẩn cấp, người đó mới ra ngoài lần nữa. Nếu không, sau sáu tháng, họ sẽ nghỉ ngơi khoảng hai, ba tháng hoặc sáu tháng, sau đó có thể ra ngoài nữa nếu muốn hoặc cần. Cho nên mọi người thay phiên nhau làm một số công việc.

Có khi, quý vị nghĩ người Mỹ thích nhìn thấy khuôn mặt người Mỹ và được nói chuyện bằng tiếng Mỹ, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng cần thiết. Nhìn tất cả các đạo sư xem, Ngài Yogananda, Muktananda, Đạo sư Maharaj Ji. (Dạ đúng. Nhưng những người làm việc cho họ rất đa dạng hoặc là người Mỹ.) À, nếu tôi có họ, thì dĩ nhiên. (Dạ.) Tôi không có họ. (Đúng vậy ạ.) Quý vị nghĩ tất cả mấy người này đều là người Mỹ à? Không đâu. (Dạ không.) Hầu hết là người Úc. Cũng ổn. Cũng được. Không quan trọng. Cũng giống nhau. Nhưng chỉ khi tôi ở lại phương Tây, đại khái vậy. Hoặc có lẽ tôi sẽ ở lại lâu hơn. Nhìn này. Bây giờ chúng ta có Trung tâm ở San Jose. (Dạ đúng.) Có lẽ tôi sẽ tới đó và ở lại lâu hơn. Nhưng tôi không thấy người phương Tây nào ở đó cả, chỉ có quý vị thôi. (Họ có ở đó ạ. Họ có ở đó.)

(Ồ, con nghĩ rằng có lẽ đó là… Sư Phụ đi hoằng pháp, và con nghe nói về Ngài ở châu Á. Con đã xem và đọc rất nhiều bản tin [của Ngài]. Và con luôn luôn nhìn vào Sư Phụ và nói: “Ồ, Sư Phụ ở đó. Mình ở đó!” Nhưng lúc đó con hoàn toàn không biết. Có lẽ con chưa sẵn sàng cho cuộc gặp này. Nhưng có lẽ là vì ở Mỹ, nơi con sống, tất cả các nhóm, họ đều sống tách biệt. Và chủ yếu là người phương Tây ở đó, họ không biết về Ngài vì họ không, họ đã không...) Ồ, tôi đi đến đâu, chúng tôi cũng quảng cáo trên tất cả các tờ báo mà. (Nhưng quảng cáo trên những tờ báo cộng đồng thì rất rẻ.) Vậy tại sao cô không làm điều đó? (Dạ không, không. Nhưng những cộng đồng như dân tộc thiểu số, cộng đồng người Tây Ban Nha, người Âu Lạc (Việt Nam)... [Quảng cáo trên] tờ báo này thì giá 50 Mỹ kim cho một trang, còn trên tờ báo lớn hơn của Mỹ thì giá 5.000 Mỹ kim cho một trang.) Được rồi. Nhiều khi chúng tôi quảng cáo trên tờ báo của quận và trên một tờ báo tiếng Anh. Nhưng nhớ không, khi tôi ở Mỹ, tất cả người Âu Lạc (Việt Nam) và người Trung Hoa đều đến. Chúng tôi quảng cáo bằng tiếng Anh nhiều hơn bằng tiếng Hoa và tiếng Âu Lạc (Việt Nam). Vậy mà tất cả người châu Á đều đến. Người phương Tây không đến, không nhiều lắm. À...

(Con không biết tại sao, nhưng từ khi gặp Ngài, con cảm thấy muốn nhiều hơn những gì con có, đó là ở đây. Và con luôn nghĩ, khi trở về, như là làm sao con có thể giúp…) À, cô biết gì thì nói họ nghe. Cô tổ chức một bữa tiệc trà và bánh (thuần chay). Mời họ đến và xem băng hình [của tôi]. Rồi thì mọi người sẽ hỏi đó là ai. Cô nói: “Ồ, đó là Thầy tôi, (Dạ.) Thầy dạy thiền của tôi”. Chấm hết. Rất dễ. Phải không? “Ồ, Ngài ấy dạy một số phương pháp thiền, và nó giúp ích cho đời tôi, và nó rất dễ, mọi người đều có thể học được, ngay cả trẻ em cũng học được”. Đại khái vậy. Và khi họ thích, họ sẽ hỏi thêm. Sau đó cô nói: “Nó sẽ mang lại sự bình an cho đời bạn và nhiều lòng nhân ái hơn hoặc nhiều trí huệ hơn, thông minh hơn và làm việc hiệu quả hơn”, đại khái vậy. Rất dễ. Và rồi một khi họ hỏi thêm, cô đưa cho họ sách, vài cuộn băng và nói: “Này, bạn có muốn đến nữa không, và bất cứ gì bạn muốn, bạn cứ hỏi tôi”, rồi được, nếu họ sẵn sàng, thì báo cáo với chúng tôi, và sau đó chúng tôi sẽ gửi ai đó đến để truyền Tâm Ấn. Rất dễ. Hoặc nếu cô có thể, dĩ nhiên, chúng tôi cũng có thể cử cô làm người đại diện để truyền Tâm Ấn. Nhưng việc này cần có thời gian. Tôi ghét khi phải đánh máy tất cả trên một tờ giấy, rồi quý vị đọc nó (cho các chuẩn đồng tu): “Ồ, ngồi xuống, để tôi đọc cho quý vị nghe”. Trông quá rẻ tiền. Hiểu ý tôi không?

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (6/11)
1
2024-06-26
4539 Lượt Xem
2
2024-06-27
3705 Lượt Xem
3
2024-07-06
2972 Lượt Xem
4
2024-07-07
2821 Lượt Xem
5
2024-07-08
2613 Lượt Xem
6
2024-07-09
2401 Lượt Xem
7
2024-07-10
2455 Lượt Xem
8
2024-07-11
2413 Lượt Xem
9
2024-07-12
2201 Lượt Xem
10
2024-07-13
2174 Lượt Xem
11
2024-07-14
2602 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android