Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Lực lượng Minh Sư Nâng Đỡ Cả Thế Giới, Phần 5/5

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Một hôm, người lái xe của tôi, cũng là đồng tu quý vị, chở tôi đến gặp một bác sĩ ở dưới đồi. Rốt cuộc sao? Không thể tưởng tượng được. Nhà anh đó cách nơi tôi ở không xa. Khi chúng tôi đi ngang qua, tôi nhìn thấy một chiếc xe hơi trông khá quen, nhưng tôi không nghĩ ngợi nhiều. A! Thật chẳng may, chúng tôi phải dừng vì đèn đỏ. Anh ấy dừng xe phía sau chúng tôi và chạy lên thật nhanh. Tôi thoáng nhìn thì biết là ai rồi. Bởi vì tôi đã có linh cảm. Hiểu không? Tôi đã có linh cảm.

À! Một ngày nọ, anh (bác sĩ) mời tôi đi ăn. Tôi lại mất kiên nhẫn. Được rồi, chỉ một lần nữa thôi. Anh ấy nói trước đó tôi đã đãi anh. Khi xuất viện từ bệnh viện đầu tiên, tôi đã đãi anh ấy, nhưng không phải chỉ một mình anh. Lúc đó cũng có một y tá, một cô bạn của anh đi cùng. Tại một nhà hàng cao cấp ở Monaco, nơi các nhân vật hoàng gia, giới nhà giàu hoặc nhân vật quan trọng thường đi ăn. Tôi biết ơn vì sự quan tâm của anh ấy. Tôi nghĩ anh ấy quan tâm, nên tôi mời anh ấy và người gọi là bạn gái của anh. Tôi hỏi anh ấy: “Đây là bạn gái của anh. Sao anh còn muốn ở bên tôi?” Anh ấy nói: “Không, không. Cô ấy không phải bạn gái của tôi. Chúng tôi chỉ là bạn bè thân để nói chuyện và tán gẫu”. Tôi nói: “Vậy rất tốt và cô ấy ở trong nhóm bạn của anh!” Nhưng anh ấy cứ mời tôi. Vì thế, anh ấy kiếm cớ, nói: “Lần trước Cô đã mời tôi. Sao tôi không thể mời lại Cô?” Thôi vậy, tôi đã đi lần đó. [Nhưng] không phải đi một mình, mà tài xế của tôi đi cùng. Để an toàn, chúng tôi đậu xe ở lối vào. Lỡ muốn chạy, thì sẽ mau thôi. Rồi chúng tôi ăn tối và trò chuyện.

Anh ấy rủ tôi đi Hoa Kỳ cùng anh. Anh ấy nói anh muốn đến đó làm bác sĩ, trở thành bác sĩ Mỹ. Ở đây anh không kiếm đủ tiền. Anh ấy muốn học thêm. Tôi nói: “Vậy anh cứ đi đi. Đi Hoa Kỳ không dễ. Trước hết cần phải thi đậu bài kiểm tra”. Anh cần phải qua được một bài kiểm tra ở trong nước mới được đi, hoặc nhận lời mời làm việc từ Mỹ. Không có giấy phép của Hoa Kỳ, anh ấy không thể hành nghề ở đó. Bất kể từ quốc gia nào tới, quý vị phải làm một bài kiểm tra nào đó, như đối với giấy phép lái xe quốc tế. Một số quốc gia chấp nhận giấy phép lái xe của Đài Loan (Formosa) nhưng một số thì không. Quý vị cần phải có giấy phép lái xe quốc tế hoặc giấy phép mới, ở nước sở tại.

Tôi nói: “Tôi sẽ không đi Hoa Kỳ. Tôi đã ở đó lâu đủ rồi. Không muốn đến đó nữa. Vả lại tôi vẫn còn đau yếu. Nên không muốn đi”. Ngày nào anh cũng gọi điện mời tôi sang Hoa Kỳ. Tôi hỏi anh ấy: “Tôi đi Hoa Kỳ làm gì? Anh đi làm bác sĩ. Còn tôi làm gì ở đó?” Anh ấy nói: “Cô đi cùng tôi. Tôi sẽ thuê một căn nhà để hai chúng ta sống với nhau”. Tôi nói: “Làm sao được? Chúng ta chỉ là bạn mà. Làm sao tôi có thể đi và sống cùng với anh? Thật vô lý”. Anh ấy nói: “Chúng ta cứ từ từ”. Tôi nói: “Ý anh ‘cứ từ từ’ là gì?” Anh ấy nói: “Bắt đầu là tình bạn. Rồi phát triển thành tình lãng mạn”. Anh ấy nói vậy đó. Anh ấy có lẽ chỉ hơn 30 tuổi. Anh còn rất trẻ. Tuổi của tôi gấp đôi. Làm sao lãng mạn được chứ? Thôi được. Rồi tôi ráng chịu đựng và nói: “Như thế không được. Tôi không thể. Hay là thế này? Anh đi qua đó tìm một cô bạn gái Mỹ, một người cũng trẻ đẹp như anh. Thật vậy, các cô gái Mỹ rất đẹp, rất xinh. Cô ấy chắc chắn sẽ thích kiểu người như anh”. Anh ấy rất kiên trì. Y như ông bác sĩ đầu tiên của tôi, chồng cũ của tôi. Rất kiên trì và luôn lấn tới! Nhưng anh ấy không thô lỗ. Mà nhẹ nhàng, lịch sự.

Anh ấy nói: “Cô không thể. Không sao. Vậy nếu Cô trở thành quản gia của tôi thì sao? Tôi nói: “Quản gia cũng tốt. Nhưng tôi không thể đi. Hiểu chứ?” Anh ấy liên tục hỏi và tôi nói tôi thực sự không thể đi được. Anh ấy nói: “Cô đã được phẫu thuật. Cô chắc chắn đã bình phục. Sao Cô lại không đi được?” Tôi nói: “Thật đó, bác sĩ, tôi thực sự chưa thể đi lại bình thường. Khi đi, tôi vẫn cần có người hỗ trợ tôi! Anh sẽ đến trường mỗi ngày để làm những việc của anh. Làm sao anh có thể chăm sóc tôi? Tôi sẽ ở lại đây để phục hồi”. Anh ấy cứ một mực nói anh không dám đến Mỹ một mình lần đầu. Anh ấy nói anh muốn đến New York. Tôi nói: “Tôi không muốn đi. [Ở đó] có quá nhiều người. Tôi sẽ cảm thấy ngột ngạt”. Anh ấy nói: “Không sao. Từ từ Cô có thể quen! Chúng ta có thể thuê một căn nhà xa [trung tâm thành phố] và sẽ ổn thôi”. À! Anh ấy cứ một mực nói vậy.

Cho nên, tôi nói: “Vì anh rất sợ đến Hoa Kỳ một mình, nên tôi có một phụ tá bên cạnh, là đàn ông, anh ấy rất quen thuộc với nước Mỹ. Anh ấy nói tiếng Anh. Tôi có thể để anh ấy đi với anh. Tôi sẽ mua vé cho anh và chuẩn bị mọi thứ. Vì tôi cảm kích sự tin tưởng của anh muốn đưa tôi đi Hoa Kỳ cùng anh”. Tôi nói tôi chỉ làm được thế thôi. Tôi không thể đi. Thực sự không thể. Thực sự không thể đi vào lúc đó nhưng anh ấy không biết được. Anh ấy không hiểu. Anh nghĩ tôi ổn. Sau khi phẫu thuật, tôi đã ổn. Có ổn, nhưng chưa bình phục hoàn toàn. Sau khi uống nhiều loại thuốc giảm đau, đủ loại thuốc sai, cơ thể tôi trở nên cứng đơ. Đi bộ thì rất đau. Anh ấy không biết rằng tôi thực sự bị bệnh. Không thể ra khỏi giường dễ dàng. Thật khó để điều khiển những cử động của mình, như thể cơ thể không thuộc về tôi nữa. Ngay cả bác sĩ cũng không hiểu được bệnh này. Sao tôi nói bác sĩ không hiểu được bệnh này? Trước đó nói gì? À! Ý tôi là đơn thuốc của bác sĩ không nhất thiết là tốt cho quý vị. Cho nên hãy cẩn thận. Nếu không bị bệnh, thì đừng vội uống thuốc. Hiểu không?

Thành ra tôi không muốn quý vị ở lại Bình Đông. Đó là một câu chuyện dài chỉ để giải thích điều đó. Nếu ở đó mà bị bệnh, quý vị sẽ phải uống thuốc. Hiểu không? Càng uống nhiều thuốc, cơ thể càng tệ đi. Nhất là nhiều người chúng ta đã lớn tuổi rồi. Đôi khi cơ thể chúng ta không chịu được quá nhiều thuốc. Và ở đó mùi hôi rất nồng nặc. Không tốt cho phổi. Nên tôi không thể giữ quý vị ở đó. Tôi không nỡ lòng nào làm vậy. Hiểu không? Được rồi. Nên tôi mới chuyển quý vị đến đây vào giữa đêm. À không, vào buổi sáng chứ. Tôi vốn định chuyển ngày hôm đó. [Nhưng] khó để sắp xếp mọi thứ. Không dễ để làm như vậy vào ban đêm, nên tôi đã đợi đến sáng. Nhưng đêm hôm trước tôi đã nói với họ là hôm sau tất cả sẽ chuyển đến đây. Tôi không cần biết quý vị chuyển đến bằng cách nào. Mỗi người quý vị có xe hơi, mỗi xe hơi chở được vài người. Tôi không quan tâm sẽ cần bao nhiêu chuyến xe để đưa tất cả quý vị đến đây. Quý vị đến đây là vậy đó. Bây giờ quý vị biết rồi. Tôi không có ý kiểm soát quý vị hay là bất cứ điều gì, hoặc nói: “Tôi là Sư Phụ. Tôi bảo làm gì thì làm thế”. Không phải vậy. Hiểu không?

Tôi thực sự lo nghĩ cho quý vị, dựa trên kinh nghiệm của cá nhân tôi. Đôi khi, chúng ta mẫn cảm hoặc chúng ta đã lớn tuổi và dễ bị bệnh. Rồi không khí bị ô nhiễm. Quý vị ở đó một, hai, ba tháng chắc chắn sẽ không tốt. Nên tôi mới chuyển quý vị đến đây. Không phải tôi không biết ở đó có nhiều nhà hơn. Tôi bảo họ dọn dẹp chỗ đó. Thì sao tôi không biết? Nơi đó có thể chứa 10.000 người, nhà vệ sinh cũng rất nhiều. Ở đó khá đẹp, phải không?

À! Tôi quên nói tới anh bác sĩ đó… Sau đó tôi tắt điện thoại. Tôi chuyển sang dùng điện thoại khác, để không phải nghe anh ấy tán gẫu, hoặc nghe chuyện của anh, kế hoạch của anh. Rồi chuyện đâu vào đó. Ở đó tôi không có nhà, mà chỉ thuê thôi. Sau đó tôi tìm được một căn nhà khác trên núi. Tôi tưởng nó tốt hơn cho tôi. Nhưng nơi thuê đó ồn ào vì gần biển. Nên tôi dọn lên cao.

Một hôm, người lái xe của tôi, cũng là đồng tu quý vị, chở tôi đến gặp một bác sĩ ở dưới đồi. Rốt cuộc sao? Không thể tưởng tượng được. Nhà anh đó cách nơi tôi ở không xa. Khi chúng tôi đi ngang qua, tôi nhìn thấy một chiếc xe hơi trông khá quen, nhưng tôi không nghĩ ngợi nhiều. A! Thật chẳng may, chúng tôi phải dừng vì đèn đỏ. Anh ấy dừng xe phía sau chúng tôi và chạy lên thật nhanh. Tôi thoáng nhìn thì biết là ai rồi. Bởi vì tôi đã có linh cảm. Hiểu không? Tôi đã có linh cảm. Tôi nói với tài xế của tôi: “Đừng cười anh ấy. Anh ấy là một chàng trai rất tốt. Chỉ là không biết sao anh ấy lại yêu tôi. Anh ấy không làm gì sai cả. Anh chỉ yêu nhầm người thôi. Nhưng đó không phải là lỗi của anh ấy. Hiểu không?” Tôi nói với [anh tài xế]. Khi anh bác sĩ đó chạy đến, tôi nói với anh tài xế: “Bất kể ai đến hoặc nói gì, khi đèn xanh, anh cứ nhấn ga. Hiểu không?” Anh tài xế trả lời: “Dạ hiểu! Đồng chí, hiểu ngay! Bất cứ điều gì chủ tịch nói!” Chủ tịch là cao nhất, Tối cao. Anh ấy nói anh ấy hiểu rồi. Người đó đến và gõ cửa xe. Tôi không nhìn. Tôi biết đó là anh ấy nhưng tôi giả bộ như không thấy. Tôi nhìn sang chỗ khác. Rồi đèn xanh bật sáng. Tôi nói: “Nhấn ga, lẹ lên!” Ồ, thế là kết thúc. Bây giờ quý vị có thể cười vui, thiền thanh thản hơn, ngủ an vui hơn.

(Xin Sư Phụ bảo trọng.) Hả? (Xin bảo trọng ạ.) À, bảo trọng. Cảm ơn. Quý vị cũng bảo trọng. Quý vị cũng không trẻ hơn tôi bao nhiêu. Quý vị nói gì vậy? Đây là dành cho những người đến từ xa. Được chứ? (Dạ.) Phần còn lại, ai may mắn thì được. Tôi không thể bảo họ đi mua sắm hoài. Chúng tôi có ít nhân lực. Họ phải sửa chữa nhiều thứ. Tôi bảo họ làm nhiều thứ. Khi vừa đến đây, tôi đã bảo họ làm việc này, sửa nhà này và dựng nhiều lều lớn cho quý vị. Hiểu không? Vì vậy, Cao Hùng họ rất bận rộn. Nhưng tôi rất thán phục họ. Họ làm việc rất nhanh! Ví dụ, quý vị mua một côngtenơ, thì những chỗ khác giao hàng mất hai tuần hoặc hai mươi ngày. Ở đây hai, ba ngày là hàng đến rồi. Và những cái lều, hôm qua kể quý vị, thì hôm sau mọi thứ đã đến. Và hôm nay lều đã dựng xong rồi. Thấy không? (Dạ thấy.) Vậy quý vị nên biết ơn đồng tu Cao Hùng. Tôi cũng biết ơn Cao Hùng. Một số đệ tử từ các nơi khác cũng đến để trợ giúp. Nhưng chủ yếu là đồng tu Cao Hùng làm. Họ đã sắp xếp. Tôi rất thán phục họ. Cảm ơn.

Chúng ta đi thôi. Đồ của tôi đâu? Không có ở đây à? Chúng ta hãy tiễn bà thôn trưởng. (Ồ, cảm ơn. Cảm ơn.) (Chào bà thôn trưởng.) (Chào.) (Chào bà thôn trưởng.) (Chào. Đồ của tôi…) (Ai giữ mấy thứ đó?) (Đó là của Sư Phụ.) Không, không. Dành cho bà. (Cái này dành cho Sư Phụ.) Không, không. Nóng quá. Tôi sẽ đổ mồ hôi. (Nóng quá. Nhưng bên ngoài lạnh.) Cái này dành cho bà. Cũng như cho tất cả mọi người. (Ồ, cảm ơn Ngài.) Đến thăm thì có quà. Thế thôi. (Sư Phụ, con thương Ngài.) Thương quý vị. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) (Xin Sư Phụ bảo trọng.) (Xin bảo trọng.) (Cảm ơn Sư Phụ.) (Sư Phụ, con nhớ Ngài rất nhiều. Con nhớ Ngài và thương Ngài rất nhiều.) (Sư Phụ, con thương Ngài.) Khi nào có thời gian, tôi sẽ đến, nhé? (Xin cảm ơn Sư Phụ. Xin Sư Phụ bảo trọng.) Tôi ở gần đây thôi. Cách mấy chục bước thôi. Hiểu không? Ở cùng nơi. Tôi sống gần đây, chỉ vài bước thôi. Thì cũng như quý vị thiền với tôi mỗi ngày. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) (Xin cẩn thận.) Khi tôi ở gần, thì cũng giống như quý vị đang thiền với tôi. Hiểu không? Tôi ở gần đây thôi. Được rồi. Tạm biệt. (Xin cảm ơn Sư Phụ.)

Đừng chen lấn. Đây là dành cho người cao niên. Không được, đừng sờ vô. (Tashi delek - chúc lành Sư Phụ. Chúc lành Sư Phụ. [tiếng Tây Tạng]) Tashi delek. Chúc lành. Tây Tạng hả? (Ngọc Thụ, Ngọc Thụ.) Ồ, Ngọc Thụ, không phải Tây Tạng à? (Dạ Ngọc Thụ, tỉnh Thanh Hải.) (Thanh Hải.) Thanh Hải? Không phải Tây Tạng? Sao cô lại nói “Tashi delek – chúc lành”? (Tashi delek. Chúc lành.) Xin lỗi, tôi không có khata (khăn quàng truyền thống) để tặng cô. Tượng trưng thôi, nhé? Khata, khata (khăn quàng). Cô cũng vậy hả? (Xin cảm ơn Sư Phụ.)

(Sư Phụ, con thương Ngài.) Thương, thương quý vị. Bảo trọng, bảo trọng nhé. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) (Chúc Sư Phụ mạnh khỏe.) (Chúc Sư Phụ mạnh khỏe.) (Chúc Sư Phụ mạnh khỏe và xinh đẹp.) (Kính chào Sư Phụ.) Bây giờ hơi nguy hiểm. Mọi người tránh đường. Kỹ năng lái xe của tôi không giỏi cho lắm. Kỹ năng của tôi không giỏi, đã nói rồi. Đừng lại gần. Xe này lâu rồi tôi không lái. Tạm biệt! (Tạm biệt Sư Phụ. Xin tạm biệt.) (Khi nào có thời gian, xin Sư Phụ đến nữa ạ.) Hôm khác gặp. Ngày mai tôi sẽ đến nữa, nhé? (Chúc Mừng Năm Mới.) (Xin chúc Sư Phụ an khang.) Tôi thương quý vị. (Chúc Sư Phụ ngủ ngon.) (Sư Phụ, con thương Ngài.)

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (5/5)
1
2023-04-01
5096 Lượt Xem
2
2023-04-02
4100 Lượt Xem
3
2023-04-03
3795 Lượt Xem
4
2023-04-04
3714 Lượt Xem
5
2023-04-05
3260 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android